Bình DươngChùa Châu Thới 400 năm tuổi nằm trên ngọn núi cao nhất khu đô thị Dĩ An, hướng ra sông Đồng Nai, được nhiều du khách tìm đến tham quan, vãng cảnh.
Chùa Châu Thới nằm trên đỉnh núi cùng tên, được xây dựng năm 1612. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh này. Năm 1989, chùa được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Chùa nằm bên cạnh quốc lộ 1K thuộc phường Bình An, TP Dĩ An, cách TP HCM khoảng 12 km, TP Biên Hòa 5 km và TP Thủ Dầu Một 20 km nên thu hút nhiều du khách, người dân đến thắp hương, chiêm bái.
Chùa Châu Thới nằm trên đỉnh núi cùng tên, được xây dựng năm 1612. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh này. Năm 1989, chùa được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Chùa nằm bên cạnh quốc lộ 1K thuộc phường Bình An, TP Dĩ An, cách TP HCM khoảng 12 km, TP Biên Hòa 5 km và TP Thủ Dầu Một 20 km nên thu hút nhiều du khách, người dân đến thắp hương, chiêm bái.
Khuôn viên chùa được khắc chạm nhiều rồng, linh vật trong tín ngưỡng dân gian người Việt. Hiện tại ở chùa có chín con rồng với các đầu hướng nhìn về các hướng.
Sân sau chùa có tượng Phật Quan Âm cao 22,5 m, nặng hơn 100 tấn. Lan can được tạo bởi hai con rồng lớn sơn vàng bao quanh, nhìn từ xa cũng có thể thấy rõ.
Khuôn viên chùa được khắc chạm nhiều rồng, linh vật trong tín ngưỡng dân gian người Việt. Hiện tại ở chùa có chín con rồng với các đầu hướng nhìn về các hướng.
Sân sau chùa có tượng Phật Quan Âm cao 22,5 m, nặng hơn 100 tấn. Lan can được tạo bởi hai con rồng lớn sơn vàng bao quanh, nhìn từ xa cũng có thể thấy rõ.
Qua hơn 400 năm lịch sử, chùa nhiều lần trùng tu. Năm 1996, chùa xây dựng thêm một bảo tháp cao 22 m với bốn tầng, vừa tăng thêm vẻ nguy nga của cả quần thể, vừa mở rộng thêm không gian cho du khách tới tham quan.
Qua hơn 400 năm lịch sử, chùa nhiều lần trùng tu. Năm 1996, chùa xây dựng thêm một bảo tháp cao 22 m với bốn tầng, vừa tăng thêm vẻ nguy nga của cả quần thể, vừa mở rộng thêm không gian cho du khách tới tham quan.
Năm 1930, chùa trùng tu lại nhà thờ Tổ và giảng đường. Năm 1993, chánh điện được trùng tu, sau đó là các hạng mục như bảo tháp, đại hồng chung, tượng phật, rồng chầu… cũng được xây dựng, hoàn thiện.
Chánh điện hiện nay rộng khoảng 500 m2, là nơi tập trung nhiều du khách ghé thăm, thắp hương cầu an mỗi khi viếng chùa.
Năm 1930, chùa trùng tu lại nhà thờ Tổ và giảng đường. Năm 1993, chánh điện được trùng tu, sau đó là các hạng mục như bảo tháp, đại hồng chung, tượng phật, rồng chầu… cũng được xây dựng, hoàn thiện.
Chánh điện hiện nay rộng khoảng 500 m2, là nơi tập trung nhiều du khách ghé thăm, thắp hương cầu an mỗi khi viếng chùa.
Hiện chùa Châu Thới còn lưu giữ 3 pho tượng Phật bằng đá cổ, tượng Quan Âm được làm bằng gỗ mít với tuổi đời hơn 100 năm.
Trong ảnh là tượng Phật ở khu vực sân sau chùa.
Hiện chùa Châu Thới còn lưu giữ 3 pho tượng Phật bằng đá cổ, tượng Quan Âm được làm bằng gỗ mít với tuổi đời hơn 100 năm.
Trong ảnh là tượng Phật ở khu vực sân sau chùa.
Chùa mang dáng dấp chùa Việt cổ với kiến trúc rồng phụng khảm sứ, sành thường gặp ở các ngôi chùa, đình, miếu trên cả nước.
Chùa mang dáng dấp chùa Việt cổ với kiến trúc rồng phụng khảm sứ, sành thường gặp ở các ngôi chùa, đình, miếu trên cả nước.
Với người dân địa phương, chùa núi Châu Thới không chỉ là nơi sinh hoạt Phật giáo, mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian. Trong khuôn viên chùa còn có một số điện thờ như Điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương, điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Với người dân địa phương, chùa núi Châu Thới không chỉ là nơi sinh hoạt Phật giáo, mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian. Trong khuôn viên chùa còn có một số điện thờ như Điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương, điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Chuông chùa được đúc bằng đồng trong khuôn viên chùa. Hiện chùa còn lưu giữ hai chuông được đúc vào năm 1988 theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế), nặng 1,5 tấn và năm 2003, nặng khoảng 5 tấn.
Chuông chùa được đúc bằng đồng trong khuôn viên chùa. Hiện chùa còn lưu giữ hai chuông được đúc vào năm 1988 theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế), nặng 1,5 tấn và năm 2003, nặng khoảng 5 tấn.
Do nằm trên đỉnh núi, xung quanh cây cối bao phủ, chùa có nhiều khỉ sinh sống. Chùa vì thế cũng được người dân trong vùng gọi tên “chùa khỉ”.
Tuy nhiên, du khách cần cảnh giác, không tiếp xúc gần hoặc tự ý cho ăn do tình trạng khỉ giật tài sản, cắn người thường xảy ra.
Do nằm trên đỉnh núi, xung quanh cây cối bao phủ, chùa có nhiều khỉ sinh sống. Chùa vì thế cũng được người dân trong vùng gọi tên “chùa khỉ”.
Tuy nhiên, du khách cần cảnh giác, không tiếp xúc gần hoặc tự ý cho ăn do tình trạng khỉ giật tài sản, cắn người thường xảy ra.
Để lên chùa, du khách phải leo bộ 220 bậc đá được xây dựng năm 1971 từ chân lên đỉnh núi.
Để lên chùa, du khách phải leo bộ 220 bậc đá được xây dựng năm 1971 từ chân lên đỉnh núi.
Cổng chùa được dựng hướng về sông Đồng Nai với cây cối phủ xanh mát mẻ, yên bình.
Cổng chùa được dựng hướng về sông Đồng Nai với cây cối phủ xanh mát mẻ, yên bình.
Dưới chân núi là hồ nước được tạo thành do khai thác đá, tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình.
Lượng khách đến chùa đông vào ngày cuối tuần, các dịp mùng 1, Rằm mỗi tháng, ước tính hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm.
Thăm chùa Châu Thới, du khách có thể kết hợp thăm các di tích lịch sử như căn cứ cách mạng Hố Lang, nhà máy ga xe lửa Dĩ An.
Dưới chân núi là hồ nước được tạo thành do khai thác đá, tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình.
Lượng khách đến chùa đông vào ngày cuối tuần, các dịp mùng 1, Rằm mỗi tháng, ước tính hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm.
Thăm chùa Châu Thới, du khách có thể kết hợp thăm các di tích lịch sử như căn cứ cách mạng Hố Lang, nhà máy ga xe lửa Dĩ An.
Phước Tuấn
Tham khảo từ https://vnexpress.net/chua-400-tuoi-ben-song-dong-nai-4783975.html